Cấu trúc đề thi và phạm vi ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn
04/06/2018
Để có được kết quả điểm thi lớp 10 sắp tới tốt thì chắc chắn các bạn học sinh phải biết các ôn tập để có được nền tảng kiến thức tốt của các môn thi.
1. Cấu trúc đề thi lớp 10
Thông thường mỗi đề thi thường có từ 2 – 4 câu hỏi tùy thuộc vào các Sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh quyết định.
Tuy nhiên, các câu hỏi đề thi thường có các dạng dưới đây:
- Câu hỏi về các kiến thức cơ bản, tái hiện kiến thức về tiếng Việt hoặc văn học. Đây là dạng câu hỏi yêu cầu các bạn học sinh nhớ được những kiến thức cơ bản, không cần thiết chuyên sâu và là câu hỏi dễ lấy điểm nhất trong bài.
- Nghị luận xã hội: là câu hỏi yêu cầu tư duy và suy nghĩ cá nhân của mỗi học sinh và không quá dài. Chủ yếu để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh trước các vấn đề xã hội, thể hiện quan điểm về cuộc sống…
- Nghị luận văn học (thường chiếm 50 – 60% điểm của bài thi): những câu hỏi này thường ở các dạng văn chứng minh, bình luận… Vì vậy, các bạn học sinh cần phải nắm vững được các kiến thức cơ bản, đặc trưng của các dạng văn mới có thể làm bài đúng và hay, đạt được điểm thi lớp 10 môn văn cao.
2. Phạm vi kiến thức ôn tập thi vào lớp 10
Thông thường giới hạn đề thi của môn Ngữ văn là trương trình học cấp THCS. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung vào chương trình Ngữ văn lớp 9. Do đó, việc tập trung ôn tập các bài học, kiến thức của Ngữ Văn lớp 9 sẽ giúp bạn nắm chắc được điểm số cao.
Hãy tập trung vào các vấn đề sau:
a. Vận dụng kiến thức để giải quyết một trong các vấn đề sau về tiếng Việt và văn học Việt Nam:
Từ vựng Tiếng Việt, các phép tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh...);
Các phương châm hội thoại, thuật ngữ, khởi ngữ;
Các thành phần biệt lập , liên kết câu và đoạn văn; nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
Các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm trong chương trình lớp 9.
b. Làm bài văn nghị luận xã hội
Để làm được các bài văn nghị luận xã hội thi các bạn không chỉ biết cách sử dụng, vận dụng từ vững tiếng Việt, câu mà quan trọng là cần thiết phải chịu khó tìm hiểu các vấn đề đời sống, có được cách nhìn nhận và đánh giá đúng mực, thể hiện được quan điểm, tư tưởng cá nhân một cách đúng đắn.
Chính vì vậy, làm văn nghị lận cần:
Vận dụng các kiến thức về đời sống, về văn hóa, xã hội
Về một sự kiện, sự việc, một hiện tượng đời sống; một tư tưởng đạo lý.
c. Làm nghị luận văn học
- Yêu cầu: Vận dụng khả năng đọc hiểu văn bản và các kiến thức ngữ văn để làm bài nghị luận văn học về các văn bản sau:
- Các kiến thức văn học trong chương trình ngữ văn 9:
Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
Truyện Kiều - Nguyễn Du (những trích đoạn trong chương trình hiện hành, không thi vào phần đọc thêm)
Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu
Đồng chí - Chính Hữu
Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
Bếp lửa – Bằng Việt
Ánh trăng - Nguyễn Duy
Làng - Kim Lân
Lặng lẽ SaPa - Nguyễn Thành Long
Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
Con cò – Chế Lan Viên
Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Viếng lăng Bác - Viễn Phương
Sang thu - Hữu Thỉnh
Nói với con - Y Phương
Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
Kịch Tôi và chúng ta – Lưu Quang Vũ
Kịch Bắc Sơn – Nguyễn Huy Tưởng.
* Ngoài ra còn một số tác phẩm văn học lớp 8 cần chú ý thêm một số bài như: tác phẩm: Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng; Lão Hạc – Nam Cao.
Chúc các bạn có một mùa thi thành công!