097.987.2098 - 024.6294.3068

Những dạng đề so sánh dễ xuất hiện trong đề thi môn Ngữ Văn THPT quốc gia

01/06/2018

Dưới đây là một số dạng đề so sánh thường xuất hiện trong kỳ thi THPT Quốc Gia môn Ngữ văn phần nghị luận văn học mà học sinh cần lưu ý và có kĩ năng làm bài.

Dạng bài so sánh thường rất dài vì vậy đòi hỏi thí sinh phải nắm vững kiến thức, tư duy logic và khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề. Nếu thí sinh không nắm rõ cách thức triển khai một bài văn so sánh thì sẽ dễ bị liệt kê, lan man, không đúng trọng tâm. Do đó, việc chuẩn bị trước một số bài so sánh theo đề bài dưới đây sẽ giúp các thí sinh vững tâm hơn khi gặp loại bài này trong đề thi.

Bài văn so sánh thường có các phần:

Mở bài: Giới thiệu, nêu vấn đề và đánh giá khái quát vấn đề được yêu cầu so sánh

Thân bài:

1. Giới thiệu tổng quan về tác giả, tác phẩm, đặc điểm của vấn đề

2. So sánh sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm, nhân vật, hình tượng

3. Đánh giá ý nghĩa, giá trị từ sự khác biệt từ các tác phẩm

3. Tổng hợp, bình luận và nâng cao, mở rộng vấn đề.

Kết bài:

- Nhấn mạnh giá trị và ý nghĩa của vấn đề được đem ra so sánh

- Cảm nhận và đánh giá của người viết

- Liên hệ thực tiễn.

Dưới đây là một số dạng đề so sánh văn học tiêu biểu và phổ biến nhất, mời các bạn tham khảo:

1. So sánh hai nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu”.

2. So sánh 2 hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở trong “Chí phèo” (Nam Cao) và cháo cám của bà mẹ Tứ trong “Vợ nhặt” (Kim Lân)

3. So sánh cái kết trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao) với sự xuất hiện trở lại của cái lò gạch cũ và cái kết trong “Vợ nhặt” (Kim Lân) với hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

4. So sánh hình tượng đất nước trong bài thơ “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích “Đất nước” (Trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)

5. So sánh 2 nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhân vật ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” để làm rõ sự khác biệt trong cách xây dựng hình tượng nhân vật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.

6. So sánh nỗi nhớ trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh và đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” của Tổ Hữu

7. So sánh hình ảnh hành quân trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Việt Bắc” của Tố Hữu

8. Cảm nhận về vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chiến qua 2 nhân vật Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” và Mai trong “Rừng xà nu”.

9. So sánh chi tiết nước mắt trong “Vợ nhặt” (Kim Lân) và “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)

10. So sánh 2 tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) và “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi)

11. Cảm nhận về hai hình tượng Sông Đà và Sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” và “Người lái đò sông Đà”.

Green Academy Support