Thật phi lý nếu chúng ta đòi hỏi tư duy sáng tạo nơi học sinh nhưng lại chấp nhận những rập khuôn, áp đặt trong giáo dục từ thầy cô và cha mẹ.
Trước thềm năm học mới 2018 – 2019, ngoài việc chọn trường có cơ sở vật chất tốt cho con, nhiều phụ huynh còn tìm hiểu kĩ càng về chương trình học và chất lượng giáo viên để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất, vừa tăng cường bổ trợ kiến thức, vừa kích thích sáng tạo trong tư duy học tập của con. Từ phía nhà trường, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng được chuẩn bị và mở ra nhiều lộ trình phát triển tối ưu cho mỗi học sinh.
Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa sáng tạo không thể thiếu những chất xúc tác từ phụ huynh và thầy cô. Nếu chọn một chương trình hiện đại nhưng gặp người hướng dẫn có tư duy và kỹ năng còn cũ kỹ, chúng ta khó mong chờ một kết quả khác biệt.
Ba hạt giống của lớp học sáng tạo
Theo nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới, để “gieo” sáng tạo trong lớp học chúng ta cần ươm mầm ba “hạt giống”: nhận thức, trao quyền chủ động và rèn luyện.
Với “hạt giống nhận thức”, giáo viên sáng tạo luôn có một bộ máy ra-đa để dò đúng sự thú vị, hứng thú, mối quan tâm của học sinh giữa bài học và thực tế. Ví dụ, vật lý, toán học và hóa học luôn hiện diện ở khắp mọi nơi. Hãy chỉ cho các em thấy những phép tính đại số khi chủ cửa hàng tạp hóa thối tiền cho khách, thấy ứng dụng tích phân để làm chiếc xe máy ngừng lại hay hiểu về cách mà số Pi nằm thật đẹp trong chiếc bánh đa, biển báo, hay bất cứ vật dụng hình tròn nào trong cuộc sống.
Ngoài ra, mỗi học sinh cần được trao quyền chủ động để dũng cảm chấp nhận bản thân, chọn cho mình một tư duy lũy tiến để có thể tự học, tự khám phá, tự tin phản biện theo quan điểm cá nhân và thỏa sức sáng tạo. Rất nhiều khoảnh khắc trên lớp, các em rụt rè không dám giơ tay phát biểu mỗi khi giáo viên hỏi, bởi các em lo rằng 'nhỡ đâu ý kiến của mình là sai, là thiếu', 'nếu câu trả lời của mình sai thì các bạn sẽ chê cười'. Nguyên nhân sâu xa của những suy nghĩ này là do lối học thụ động truyền thống, khi mà 'chỉ có thầy cô là đúng nhất', 'chỉ có thầy cô mới có thể đem lại kiến thức cho các em', và 'những câu trả lời của các em luôn luôn thiếu sót, không hoàn hảo'. Ngược lại, môi trường học tập tại Green City Academy là nơi chấp nhận những câu trả lời 'không hoàn hảo' đó của học sinh, khuyến khích các em chủ động nêu lên và bảo vệ quan điểm của mình, bất kể quan điểm đó là 'thiếu sót', là sai, là đúng. Quan điểm và ý tưởng của mỗi học sinh sẽ được tổng hợp và phân tích, bàn luận theo nhóm để đưa ra một câu trả lời mà các em cho là 'hợp lý nhất'. Vì vậy, ở GCA, kiến thức không chỉ là do giáo viên 'đem lại và dạy các em', mà còn là do các em tự tìm tòi, khám phá và học tập lẫn nhau.
Giáo viên không phải người truyền đạt tri thức – mà là người bạn đồng hành khích lệ những ý tưởng, quan điểm của học sinh.
Hạt giống cuối cùng là áp dụng thực hành vào bài học. Thực hành sáng tạo có lẽ sẽ gây ra một vài lộn xộn trong lớp, nhưng bù lại không khí của lớp học sẽ luôn vui vẻ và hoạt động 200% công suất”. Bằng cách “remix” (phối lại) bài học, có thể là thêm vào một bài hát, vè, một đoạn phim ngắn, sao chép một ý tưởng trên mạng, để học sinh nhảy, hát nhép, vẽ tranh, thí nghiệm, thảo luận, tranh luận…, giáo viên sẽ có thể kết hợp nhiều thể thức sáng tạo và tạo ra một “văn hóa thúc đẩy rèn luyện sáng tạo trong lớp học”.
Thầy cô sáng tạo “xây” lớp học thông minh
Có một vấn đề đã và đang gây rất nhiều tranh luận: “Nếu học sinh khác ý thầy cô và sách mà vẫn đúng thì sao?”. Liệu có khả năng đó xảy ra không?
Trong quá trình giảng dạy, các thầy cô giáo của trường THPT Green City Academy đã chia sẻ nhiều câu chuyện mà trong đó, bản thân học sinh là nhân tố bất ngờ nhất của lớp học, ẩn chứa những tài năng lớn khi các em nêu lên những ý tưởng của mình. Thực tế, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều là những bản thể cá tính và sáng tạo, có chăng cách giáo dục áp đặt đã đóng khuôn những tâm hồn đó?
So với cách dạy học truyền thống thầy đọc - trò chép, những lớp học áp dụng phương pháp STEM của GCA luôn tích hợp giữa việc học và việc thực hành.
Phương pháp học tích hợp, liên môn không chỉ đa dạng hóa hình thức học tập mà còn giúp việc tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả theo cấp số cộng. Ví dụ như các em có thể học thiết kế một vườn rau mini bằng cách vận dụng những kiến thức thực vật trong môn Sinh học (Biology) và cách thiết kế hệ thống tưới tiêu bằng kiến thức của môn Công nghệ (Technology).
Vì lẽ đó, việc chọn cho con em mình một môi trường học tích hợp các phương pháp giáo dục mới tại Green City Academy là một bước khởi đầu vững chắc để các em củng cố trí tuệ, phát triển sáng tạo và nuôi dưỡng đam mê.
Đồng hành cùng con trên hành trình khám phá thế mạnh vượt trội đó bằng cách chọn cho con một chương trình sáng tạo, độc đáo tại:
TRƯỜNG THPT GREEN CITY ACADEMY
🏫 Địa chỉ: Cụm 13, Thượng Hội, Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội
☎️ Hotline: 097 987 2098 - 096 586 6100
📧 Email: gca3.edu.vn@gmail.com
🌏 Website: gca3.edu.vn