097.987.2098 - 024.6294.3068

Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Những bí quyết giúp sĩ tử đạt điểm cao môn Hóa học

02/06/2018

Đối với giai đoạn luyện ôn nước rút, các thí sinh cần xác định mức điểm mà mình sẽ đạt được là bao nhiêu để có thể đặt ra phương pháp ôn thi thích hợp.

Hóa học được xem là môn học khó nhằn và khó “ăn điểm” nhất đối với các sĩ tử khối A, B. Bởi số lượng các công thức dày đặc và hầu hết các thí sinh đều chưa biết cách tránh “bẫy”,  phân bổ thời gian hợp lí đối với các câu hỏi vận dụng cao.

Do đó, để đạt được điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Green City Academy khuyên các em học sinh cần nắm vững một số bí kíp dưới đây:

Sắp xếp thời gian khoa học trong khi luyện ôn và làm bài


Năm nay, dạng câu vận dụng cao trong đề thi hóa đều chiếm từ 6 câu và đây cũng là câu hỏi học sinh thường bị đánh lừa.

Đối với giai đoạn luyện ôn nước rút, học sinh phải xác định mức điểm mà mình sẽ đạt được là bao nhiêu để có thể đặt ra phương pháp ôn thi thích hợp.

Chẳng hạn, nếu mục tiêu của các bạn muốn đạt được là điểm 7, 8 thì hãy tập trung luyện ôn nắm vững các kiến thức thuộc về vận dụng và thông hiểu, đặc biệt là phần lý thuyết cơ bản chiếm 6 điểm tương ứng với  60% câu hỏi trong đề thi.

Nếu mục tiêu của các bạn đặt ra là đạt từ 9, 10 điểm thì ở thời điểm hiện tại, các bạn đã phải hoàn thành xong các phần kiến thức trên rồi tập trung ôn các dạng bài vận dụng cao, sau đó tự phân loại bài toán rồi đưa về cách giải hợp lí nhất.

Ngoài ra, đối với câu hỏi khó, học sinh nên đánh dấu sao vào đề thi để làm cuối cùng, vì một câu vận dụng cao các bạn cũng làm từ 5 đến 6 phút, tương đương với 1 câu lí thuyết cũng từ 10 đến 15 giây mà cả hai câu hỏi đều 0,25 điểm. Tránh dành quá nhiều thời gian và làm ngay từ đầu để không bị mất tinh thần.

Tránh giải quá chi tiết gây mất thời gian


Khi học ở trên lớp, các giáo viên thường giảng dạy khá chi tiết các phần trong 1 bài toán. Tuy nhiên trong phòng thi bạn chỉ có hơn 1 phút để tìm ra đáp án đúng. Do vậy, khi làm đề thi môn hóa, các bạn hãy giải nhanh nhất có thể, không trình bày ra nháp dài dòng vì không ai chấm điểm phần đó cả. Thậm chí, những câu dễ, bạn hãy tính toán ngay trên máy tính.

Bên cạnh đó, bạn hãy đọc và trả lời một loạt các câu hỏi dễ trước từ câu số 1, lướt qua các câu cần tính toán nhiều. Cụ thể, trong các đề thi môn Hóa, thông thường sẽ có 30% câu hỏi về lý thuyết và 20% câu hỏi tính toán tương đối dễ nếu bạn nắm vững kiến thức học ở trên lớp. Do vậy để phân phối thời gian hợp lý bạn nên tránh các câu hỏi khó/ yêu cầu tính toán nhiều và làm những câu chắc ăn hơn.

Một số mẹo nhỏ trong khi làm bài thi môn Hóa
- Mỗi câu hỏi có 4 đáp án nhưng thường sẽ có 3 câu na ná giống nhau, 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại. Chẳng hạn:

A. Chu kỳ 4, nhóm IIA

B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB

C. Chu kỳ 3, nhóm VIB

D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA

Bạn có thể thấy ngay đáp án C khác hoàn toàn so với các đáp án còn lại do vậy đây chắc chắn là đáp án sai.

- Đáp án bị loại ngay lập tức sẽ thường có 1 phần đúng. Chẳng hạn, ở ví dụ trên ta sẽ thấy ngay đáp án C chắc chắn sai vậy có 1 phần trong đáp án này là đúng. Bạn kiểm tra lại các đáp án khác và nhận thấy đáp án B có điểm giống với phần đúng của đáp án C vậy câu trả lời đúng rất có thể là đáp án B.

- Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thường thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng.

A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2

B. Zn(NO3)2 và AgNO3

C. Fe(NO3)2 và AgNO3

D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

Dễ thấy 1 trong 3  các đáp án A, B và D là đúng.

- Hai đáp án nào gần giống nhau thì 1 trong 2 thường đúng.

Ví dụ:

A. m = 2a – V/22,4

B. m = 2a – V/11,2

C. m = 2a – V/5,6

D. m = 2a + V/5,6

C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau

Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu – còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu + Vậy đáp án ta chọn sẽ là C.

- Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng. Ví dụ:

A. 15

B. 20

C. 13,5

D. 30

Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng.

Green Academy Support