Dự đoán đề thi văn THPT quốc gia (mới nhất)
18/06/2018
Đến thời điểm này, các bạn đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức để chinh chiến với môn thi Ngữ văn vào ngày 25/6 tới đây chưa? Môn Ngữ văn là môn thi đầu tiên, ông cha ta thường bảo "đầu xuôi thì đuôi mới lọt." Chắc chắn áp lực sẽ đề nặng trên vai của mỗi thí sinh. Đây là môn thi bắt buộc, có muốn tránh cũng không được. Do vậy không còn cách nào khác hơn là phải đối mặt với nó, chinh phục được nó dù chúng ta có thuộc về nhau hay không. Hãy đi thi như một chiến binh bạn nhé!
PHẦN 1. Đọc hiểu
Ngữ liệu đoạn trích văn bản thường cho ở dạng văn bản nghệ thuật. (Chưa khi nào ra ở các dạng khác, ví dụ nếu ra văn bản hành chính thì ít vấn đề để hỏi, ra văn bản báo chí thì thông tin chưa hẳn đã xác thực. Vì vậy ra văn bản nghệ thuật là có nhiều vấn đề để hỏi nhất).
Câu 1 và câu 2 (mức độ rất dễ)
Câu này chỉ cần nhìn vào văn bản là trả lời được
- Phong cách ngôn ngữ (thường là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật).
- Phương thức biểu đạt thường là nghị luận (tự sự, miêu tả, thuyết minh ra ở đề thi lớp 9 sẽ phù hợp hơn).
- Nêu biện tu từ trong câu và tác dụng (Chú ý biện pháp so sánh).
Câu 3, câu 4 (mức độ khó)
Câu này đòi hỏi kiến thức tổng hợp của cả tiếng việt và làm văn, suy luận ra mới làm được chứ không có sẵn trong văn bản. Anh/chị có suy nghĩ gì, anh chị hiểu thế nào...
PHẦN II. Làm văn
Câu 1. Viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 từ
Câu hỏi về phần này dĩ nhiên liên quan đến ngữ liệu đọc hiểu, đề thi chỉ lấy một câu văn, hoặc một vấn đề trong ngữ liệu đọc hiểu để yêu cầu các bạn viết một đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ. Đề không hỏi những vấn đề quá nóng như thực phẩm bẩn, bạo lực học đường, hoặc quá chính trị, tôn giáo như tình hình biển đông, hội thánh...
Đề thi hỏi những vấn đề rất đời thường, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến nhận thức giới trẻ. Những vấn đề cần lưu ý nhất:
+ Chuyển dịch kinh tế: Nếu trước đây, chỉ cần tốt nghiệp cấp 3 là có thể tìm được một công việc tốt, thì hiện nay tỉ lệ thừa lao động cử nhân, thạc sĩ sau tốt nghiệp luôn ở mức báo động.
+ Vật chất: Cha mẹ đang gieo vào đầu trẻ những tư tưởng của chủ nghĩa duy vật. Cái họ nên làm không phải là dạy chúng tiêu tiền như thế nào mà cần hiểu được tiền không phải thước đo của sự thành công và hạnh phúc.
+ Khả năng tư duy độc lập hạn chế: Nếu như ở nước ngoài, giáo viên có thể đưa một cuốn sách, giao hẹn một tuần đọc xong, sau khi đọc xong học sinh/sinh viên sẽ viết một bài luận nêu quan điểm và nhận xét về cuốn sách vừa đọc sau đó, cả lớp cùng thảo luận. Trong khi giáo dục Việt Nam chủ yếu theo hướng thụ động, giáo viên chủ yếu dùng phương pháp thuyết giảng, giảng giải, học sinh chủ yếu nghe, tiếp thu mà không có hoặc rất ít thảo luận, tranh luận.
+ Thích chạy theo những giá trị ảo: Sự phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt là internet đã có những tác động làm thay đổi cách nghĩ, thậm chí hành vi của giới trẻ. Nhiều bạn trẻ chạy theo những giá trị ảo – những giá trị không có thực ảnh hưởng lớn đến kinh tế, sức khoẻ, tinh thần và sự phát triển hoàn thiện nhân cách.
+ Giới trẻ lười đọc: Đa số giới trẻ ngày này đọc ít hơn những thế hệ trước. Những cuốn chuyện kinh điển như: Cuốn theo chiều gió, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Thép đã tôi thế đấy, Không gia đình v.v… được đa số những người thuộc thế hệ trước đọc nhưng nếu hỏi các bạn trẻ ngày nay về những tác phẩm này chắc sẽ ít người đã đọc.
+ Một sô vấn đề khác: Đánh mất chính mình, Sống a dua, Dám nghĩ dám làm.
Câu 2. Viết bài văn nghị luận văn học (12 liên hệ 11)
Đa số giáo viên và các bạn học sinh đều dự đoán hai bài có khả năng ra cao nhất năm nay là Vợ chồng A Phủ và Việt Bắc. Điều này cũng không nằm ngoài dự đoán của trang. Các bạn nên ôn trọng tâm theo thứ tự sau:
Vị trí số 1. Vợ chồng A Phủ. Trọng tâm Mị đêm tình mùa xuân liên hệ buổi sáng tỉnh dậy Chí Phèo, cảnh đợi tàu hai đứa trẻ. (khả năng cảnh đợi tàu thấp hơn).
Vị trí số 2. Việt Bắc. Trọng tâm các đoạn: "Mình về mình...cây đa", "Ta với mình...suối xa", "Ta về mình...thủy chung", Những đường Việt Bắc...núi Hồng" liên hệ lý tưởng cách mạng trong khổ 2 và 3 bài Từ ấy.
Vị trí số 3. Sóng. Trọng tâm đoạn 8,9 liên hệ tình yêu và thời gian trong đoạn cuối Vội vàng.
Vị trí số 4. Chiếc thuyền ngoài xa. Trọng tâm hai phát hiện của nhân vật Phùng liên hệ cách nhìn cái đẹp của Vũ Như Tô, Huấn Cao (khả năng Huấn Cao thấp hơn).
Vị trí số 5. Các vấn đề khác: Vẻ đẹp Sông Hương (liên hệ khổ 1 Đây thôn Vỹ Dạ), Cụ Tứ (liên hệ bát cháo hành).
Không cần học: Đất Nước, Đàn ghita của Lorca, Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Đình Chiểu, các văn bản đọc thêm và nước ngoài.
Nguồn : Văn học và Những cảm nhận.