097.987.2098 - 024.6294.3068

4 phương pháp để xây dựng một cộng đồng lớp học tích cực

22/01/2019

Việc xây dựng một cộng đồng tích cực bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm học, thậm chí là trước khi năm học bắt đầu. Giáo viên có thể gửi đến học sinh một lá thư chào mừng để cho các em biết rằng giáo viên đã hứng thú như thế nào đối với sự có mặt của học sinh và nói về những dự án, kế hoạch muốn làm cho năm học tới.
 
Một khi học sinh nhận thức được điều đó, các em sẽ có cảm giác là một phần trong cộng đồng lớp học. Dưới đây là 4 nhóm ý tưởng có thể giúp học sinh cảm thấy thoải mái và được chào đón. Nó không chỉ là những ý tưởng được thực hiện trong một thời điểm mà nên được thực hiện một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại trong suốt 6 tuần đầu tiên của năm học và sau đó liên tục được áp dụng trong cả năm.

 


1. Hiểu biết về học sinh và các bạn trong lớp


Trong một nhóm nhỏ bao gồm 3 đến 4 học sinh, học sinh sẽ trả lời 1 trong số 3 câu hỏi dưới đây. Sử dụng đồng hồ đo thời gian và dành cho mỗi câu hỏi từ 30 đến 45 giây để suy nghĩ. Các nhóm sẽ chia sẻ các câu trả lời. Sau vòng đầu tiên giúp cho học sinh học cách kiểm soát thời gian, học cách lắng nghe các bạn chia sẻ. Lặp lại hoạt động này trong những ngày tiếp theo yêu cầu học sinh chia sẻ cùng nội dung đó nhưng với các bạn khác ở trong lớp. Dưới đây là một số ví dụ về các câu hỏi mà giáo viên có thể sử dụng:
 
– Bạn thích thể loại nhạc nào?
 
– Nếu có thể đến mọi nơi trên trái đất bạn thích đến nơi nào nhất?
 
– Trong những nơi mà bạn đã tới thăm bạn thích địa điểm nào nhất?
 
– Ngày sinh của bạn là bao giờ?
 
– Bạn được sinh ra ở đâu?
 
– Biệt danh ở nhà của bạn là gì?
 
– Quê của bạn ở đâu?
 
– Bạn có thể nói được những ngôn ngữ nào?
 
– Bạn thích ngày nghỉ nào nhất ở trong năm?
 
– Bạn đã bao giờ đến công viên, vườn thú, bảo tàng chưa? Hãy chọn một địa điểm và nói với tôi?
 
– Bạn thích bộ phim hoặc cuốn sách nào nhất
 
– Nếu bạn có thể sở hữu một con vật, bạn thích con nào nhất?
 
– Nếu bạn có thể trở thành hiệu trưởng bạn muốn thay đổi điều gì ở trường?


2. Hoạt động "Đứng lên"


Đây là một hoạt động được tổ chức khá thường xuyên khi học sinh đã là bạn cùng lớp nhưng lại không hòa đồng, đoàn kết với nhau. Đây là cách để giúp xóa bỏ những rào cản. Đối với mỗi câu hỏi học sinh sẽ đứng lên nếu nó đúng với em đó. Giáo viên có thể hỏi học sinh về những câu trả lời chung của cả lớp và giải thích về điều này.
 
Hãy đứng lên nếu như:
 
– Bạn được sinh ra ở nước ngoài
 
– Bạn được sinh ở vùng biển?
 
– Bạn có thể chơi một loại nhạc cụ?
 
– Bạn có thể chơi thể thao?
 
– Bạn thích đọc sách?
 
– Bạn biết một số những câu nói nổi tiếng từ các cuốn sách.
 
– Bạn thích ăn pizza.
 
– Bạn có thể đứng được bằng một chân trong khoảng 1 phút
 
– Bạn thích mùa hè/mùa đông.
 
– Bạn là thành viên của tổ chức nào đó
 
– Bạn đã từng chơi đá bóng/ tham gia buổi hòa nhạc/đi xem chiếu phim…


3. Những điều nhỏ bé giáo viên có thể làm mỗi ngày


Tất cả những điều này sẽ khiến học sinh cảm thấy đặc biệt và nhận thấy được sự tương đồng với các bạn trong lớp cũng như khẳng định vị trí của bản thân mình.
 
– Gọi tên học sinh thường xuyên nhất có thể
 
– Cùng soạn và thống nhất nội quy, quy định với học sinh.
 
– Thúc đẩy, duy trì, kiên định và thống nhất với các nội quy đã đặt ra.
 
– Làm mẫu các hành vi, là hình mẫu của sự tôn trọng, quan tâm, tự kiểm soát, công bằng.
 
– Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách nhiệt tình, tích cực, sử dụng ngôn ngữ tôn trọng.
 
– Sử dụng các tín hiệu để thu hút sự chú ý của học sinh.

 

 


4. Trở thành hình mẫu trong việc xây dựng cộng đồng tích cực


Tiến sĩ Joane, người đã giảng dạy các chương trình về giáo dục cảm xúc xã hội cho các trường sư phạm ở New jersey cho rằng: "Công cụ hiệu quả nhất mà giáo viên có thể thực hiện chính là trở thành hình mẫu cho những gì mà họ muốn tạo dựng trong cộng đồng lớp học, đi kèm với đó là sự tích cực một cách không điều kiện đối với mỗi đứa trẻ”. Ngoài ra niềm đam mê với công việc giảng dạy, sự hứng thú với các vấn đề về chuyên môn.
 
Ngoài ra việc cho các học sinh làm việc theo nhóm và nhận được những phần thưởng tập thể, việc cùng nhau chia sẻ, hợp tác cũng là những cách để xây dựng nên cộng đồng tích cực.
 
Những điều trên đây là những công cụ đơn giản nhưng hữu ích. Những phương pháp cũ mà chúng ta áp dụng với học sinh trong các thập kỉ trước giờ đây không còn nhiều tác dụng, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi quan niệm và cách thức xây dựng cộng đồng lớp học.
 
Việc tạo dựng cộng đồng lớp học tích cực phải được coi là một việc làm bắt buộc đối với mỗi giáo viên. Đó là điều kiện cần thiết để thúc đẩy, tạo dựng không khí cho việc hợp tác, cho sự tồn tại của quá trình học tập. Hãy chia sẻ các ý tưởng này đến với người học và cùng chúng tôi tạo dựng một cộng đồng học tập tích cực trong các nhà trường.

Green Academy Support