097.987.2098 - 024.6294.3068

Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia

21/06/2018

Dạng 1: Cách làm nghị luận về một vấn đề , tư tưởng trong đoạn trích ở phần đọc hiểu
Đề tham khảo:
– Trong đoạn trích ở phần đọc hiểu, tác giả đã đề cập đến khát vọng cần có của tuổi trẻ Việt Nam hiện nay. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về khát vọng này.
– Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng tự trọng.

– Từ đoạn văn đã đọc hiểu trên của Nguyễn An Ninh, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa việc học ngoại ngữ với học tiếng mẹ đẻ của học sinh, thanh niên Việt Nam ta hiện nay.
– Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống.

– Từ bài thơ trích trong phần Đọc – hiểu. Anh chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến kháng chiến chống Pháp và Mĩ?
Đáp án, biểu điểm và dàn ý chung:
* Hãy cố gắng xem thật kĩ dàn ý và phần biểm điểm để không bỏ sót bất kì một điểm nào các bạn nhé!!!

__________________Dàn ý _________________________Số dòng ___ Điểm ____

1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận ____________________________0,25 _____
– Mở đoạn nêu được vấn đề cần nghị luận
– Thân đoạn triển khai được vấn đề cần nghị luận
– Kết đoạn kết luận được vấn đề cần nghị luận
– Độ dài: 200 chữ (tối thiểu ½ trang giấy, tối đa 1 trang giấy thi)
______________________________________________________________________

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận ______________________________0.25 ____
* Nếu xác định vấn đề cần nghị luận sai, không những bị trừ 0,25d
mà còn bị trừ nhiều điểm ở mục 3. nữa.
_______________________________________________________________________

3. Triển khai các vấn đề cần nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận________Tổng: 1,25________
Kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
=> Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: dựa vào phần đọc hiểu
Hoặc bằng câu danh ngôn ngắn gọn ____________________2 – 3dòng ___ 0,25 __
=> Giải thích vấn đề cần nghị luận (nếu cần thiết) _______2 – 3 dòng __________
=> Bàn luận: Sử dụng các câu hỏi sau để tìm ý cho bài văn _10 – 15 dòng __ 0.5__
Câu hỏi 1: Biểu hiện của vấn đề nghị luận là gì?
Câu hỏi 2: Vấn đề nghị luận có tác động, ý nghĩa như thế nào đối với
cá nhân, cộng đồng, xã hội?
Câu hỏi 3: Tại sao cần có (không cần có) vấn đề cần nghị luận
=> Mở rộng: Chọn một trong các nội dung sau để mở rộng__7 – 10 dòng __ 0.25__
+ Lật ngược vấn đề
+ Phê phán biểu hiện sai trái
+ Thực trạng của vấn đề
+ Phân biệt vấn đề nghị luận với vấn đề dễ nhầm lẫn
+ Bổ sung để hoàn thiện vấn đề
=> Bài học nhận thức và hành động _________________3 dòng _____ 0.25__
___________________________________________________________________________________

4. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo hay có suy nghĩ mới mẻ độc đáo ______________________ 0.25______
(nằm ở phần mở rộng)
_______________________________________________________________________
5. Đảm bảo chính tả, dùng từ đặt câu (nếu mắc lỗi sẽ bị trừ điểm).


Nguồn: Chuyenvan.net.

Green Academy Support