097.987.2098 - 024.6294.3068

8 CÁCH NGHĨ ĐỂ THỰC SỰ DÙNG CÔNG NGHỆ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LỚP HỌC

06/06/2018

Green City Academy sẽ đưa ra 8 tiêu chí - 8 cách nghĩ dành cho giáo viên và phụ huynh trước khi quyết định sử dụng một ứng dụng nào cho lớp học của mình.
 
Việc đưa công nghệ vào lớp học thường mắc kẹt giữa các nguyên tắc Murphy và Moore: "Có thể sai lầm nhưng sẽ tiến bộ nhanh hơn".
Đây quả là một thử thách lớn: giáo viên phải kết nối lớp học gồm rất nhiều các cá nhân khác biệt. Tất cả chúng ta luôn muốn việc học tập là do động lực và quan tâm thực sự, nhưng chúng ta cũng mong các em đạt được kết quả tốt khi kiểm tra và có phần thưởng nhất định. Trong khi đó, có một ngành công nghiệp triệu đô, chỉ riêng ở Mỹ, luôn muốn tạo ra các ứng dụng hay công cụ công nghệ cho lĩnh vực trường học.
Nhưng chẳng có ứng dụng nào quyết định chất lượng dạy học.
Thực tế, có nhiều tiêu chuẩn trong việc đưa thiết bị công nghệ vào lớp học. Nếu xuất phát điểm là mục tiêu giáo dục, không cần bận tâm gì thêm, giáo viên có thể giúp học sinh sử dụng – và sau đó là nắm bắt được công nghệ khi học tập.

“Nắm bắt công nghệ”, theo giáo sư Howard Gardner của một trường học ở Harvard, người nổi tiếng với thuyết Trí tuệ đa dạng, “là khi cất ứng dụng đi, ta có thể sử dụng cách thức của riêng mình, không phải của ai khác”. Để giúp học sinh có được điều đó, giáo sư đề nghị các giáo viên và cha mẹ đặt các câu hỏi về “ai đã tạo ra công nghệ, để làm gì, mức độ ứng dụng linh hoạt tới đâu, các số liệu có thể dùng cho các nhà sản xuất hay nhà chế tạo được không? Hay nói cách khác là chất vấn về công nghệ, về chi tiết phần mềm. Sự tồn tại của công nghệ là rất có ích nhưng không phải là bắt buộc.”


Giáo viên và cha mẹ cần tìm hiểu những điều sau đây khi xem xét sử dụng một lượng lớn và không ngừng phát triển các ứng dụng, các hệ thống học tập, các khóa học trực tuyến (MOOCs) và phần cứng. Cho tới nay, khối trường học phổ thông mang lại một thị trường khoảng 600 triệu đô la Mỹ. Thật là không thể bắt kịp với sự dồn dập ra đời các sản phẩm và cũng không phải tất cả số đó là hữu ích. Thay vào đó, có 8 tiêu chí – dựa vào nghiên cứu, được phản hồi tích cực về mặt tri thức và phương thức từ giáo viên – có thể xuyên suốt cho bất kỳ dòng sản phẩm công nghệ nào.


1.      Giữ vững mục tiêu của công nghệ là học tập
Mỗi ngày đi học, lúc bắt đầu và khi kết thúc nên đặt câu hỏi: Mục tiêu sư phạm là gì? “Những gì ta đang làm ở trường và khi dạy học là cố gắng truyền đạt nội dung tri thức, đó có thể là âm nhạc, nghệ thuật hay toán học”, giáo sư Punya Mishra của khoa Tâm lý giáo dục và công nghệ giáo dục thuộc đại học Michigan nói, “Chúng ta cố gắng giúp người học phân tích và hiểu ý nghĩa của thế giới này.” Mishra giới thiệu về tác phẩm của Lee Shulman, người nổi tiếng ở những năm 1970 với ý tưởng “tri thức có tính sư phạm” ở đó các giáo viên giỏi cần hơn nhiều so với các chuyên gia; họ là chuyên gia về việc dạy các nội dung đó. Giáo dục học và nội dung, Mishra nói, không thể coi là tách rời độc lập; công nghệ và nội dung cũng giống như vậy. “Phần thách thức về công nghệ là những gì ta nghĩ là công cụ mới thì hãy đưa chúng vào lớp học. Công nghệ trở thành phần phụ trợ, chứ không phải là được tích hợp vào môn học”


2.      Lựa chọn kết thúc mở
Khoan lỗ và nướng? Vâng, nghe có vẻ khôi hài như câu chuyện lỗ thỏ (ngụ ngôn nước ngoài). Hãy để cho học sinh thấy bất ngờ. Katie Davis, nguyên giáo viên khối 4, hiện đang làm giáo sư trợ giảng tại trường Information thuộc đại học Washington và gần đây là đồng chủ biên cuốn The App Generation cùng với Gardner, đã đề xuất sử dụng công nghệ như là điểm khởi đầu, một cách để giới thiệu trải nghiệm mới và các cách thể hiện mới. Việc chọn công nghệ linh hoạt tận dụng được năng lực tiềm tàng và khả năng đánh giá của học sinh và cách này rất phù hợp với họ. Nghi ngờ về một công nghệ giáo dục bất kỳ nào, Davis nói: “Học sinh có thể hỏi: Tôi nghĩ gì về điều này? Tôi nên đi theo hướng nào?" Các trải nghiệm nên là mở và không ràng buộc. Nói cách khác, bỏ qua các mẫu sẵn và các ứng dụng cảm ứng. Hãy để trẻ em thoải mái với cuộc sống lộn xộn này để học.


3.      Không để công nghệ khiến việc học trở nên dễ dàng
Sử dụng công nghệ khiến học sinh không phải đi tìm sự xác nhận cho những gì họ đã biết. Thay vào đó, thách thức họ - khuyến khích những điều rủi ro và mơ hồ có thể giải quyết được bằng vài cú nhấp chuột. Tìm các công nghệ học tập có thể xác định và lấp đầy khoảng trống tri thức của học sinh, nó nằm ở giữa những điều học sinh biết và những điều học sinh không biết. Sau đó đưa ra bước tiếp theo phù hợp (và không có gợi ý). Bạn đang tìm hiểu về yếu tố Goldilocks, giáo sư tâm lý Elizabeth Bonawitz ở Rutgers nói: Tiếp tục tìm hiểu, nhưng không thể. Hãy tìm công nghệ sử dụng câu hỏi để nuôi dưỡng tính tò mò vầ niềm vui khám phá.


4.      Nghiêm túc lấy ý kiến phản hồi

Bỏ qua các phần mềm giáo dục chỉ cho đáp án “đúng” hay “sai”. Việc phản hồi, cụ thể là mức độ thường xuyên và cách đưa ra phản hồi, sẽ là “rất đáng trân trọng”, Neil Heffernan – nguyên giáo viên toán trung học, nay là giáo sư của khoa Computer Science thuộc Học viện Worcester Polytechnic – nói.
Heffernan đưa ra một hệ thống hướng dẫn, gọi là ASSISTments, để giúp trẻ em và đánh giá sự tiến bộ của chúng qua thời gian. Hơn 100,000 học sinh trên cả nước đã thử dùng hệ thống miễn phí này, và Heffernan hiện đang xem xét việc hướng dẫn trực tuyến có thể khuyến khích học sinh và xuất ra dạng video do giáo viên ghi trước. Có thể điều thú vị nhất là sự thay đổi của hoạt động trong lớp học khi sử dụng công nghệ này. “Chúng tôi xem một buổi thảo luận của lớp về một lỗi sai mà cả 51% học sinh trong lớp mắc phải”, Heffernan nói, “Đó là lỗi nhận thức gì để dẫn tới câu trả lời sai phổ biến như vậy? Bước tiếp theo là học sinh viết mẩu tin cho trẻ em sẽ mắc phải lỗi này. Tất cả bọn trẻ khi gặp câu hỏi đó sau này sẽ có lợi từ mẩu tin phản hồi của học sinh trước.”

Việc làm nhỏ, dưới dạng phản hồi, có thể làm nên thay đổi lớn trong kết quả học tập của trẻ em. Dựa vào nghiên cứu trong 3 thập kỷ, nhà tâm lý Carol Dweck của đại học Stanford đưa ra thuyết “Trí tuệ phát triển”, trong đó nói trí tuệ và tài năng có thể phát triển qua thời gian – và vấn đề là thái độ của người học. Chương trình máy tính như Brainology và Math 180 là các sản phẩm dựa vào học thuyết này của Dweck; các sản phẩm công nghệ giáo dục khác cũng đang theo hướng này.


5.      Cẩn thận với việc Rèn luyện phương thức học tập cá nhân

Nghiên cứu về học tập cá nhân trong thời đại số vẫn đang ở bước khởi điểm. Nhưng giáo sư Sidney D’Mello, giáo sư tâm lý và khoa học máy tính ở đại học Notre Dame, cho rằng tương lai rất hứa hẹn. D’Mello có ý tưởng về phần mềm “công nghệ tác động nhận thức”, ở đó phần mềm nhận diện nét mặt và sẽ phản ứng khi học sinh bối rối, chán hay không hợp tác. Hệ thống hỗ trợ này sử dụng thiết bị theo dõi mắt có giá 20 đô la để phát hiện khi học sinh rời mắt hoặc mê mải. Nhưng với các công nghệ dành cho cá nhân như thế này, văn hóa lớp học không đóng vai trò quan trọng. D’Mello nói “Phát triển một kiểu văn hóa tụt lùi và ở nơi mà bối rối không có nghĩa là ngu ngốc.”


6.      Mang lại đam mê đích thực cho học sinh
Ai thích bông cải xanh phủ sô cô la? Chính xác. Mimi Ito, giáo sư và là nhà nhân loại học ở học viện Humanities Research thuộc đại học California, Irvine thường thấy giáo viên cố gắng để dùng các thành ngữ phổ biến ở lớp học – nói cách khác, các bài viết cho phép dùng Facebook, Instagram và nhắn tin. Nhưng khi cô nói “Trẻ em đang phải chịu đựng rằng không gian thú vị của chúng bị người lớn chiếm.” Hơn thế, cô đề xuất, hãy nhìn nhận việc “kết nối với những trò lôi cuốn trẻ em qua các trang web và công nghệ giáo dục, những cái đó có thể gắn kết chặt chẽ với việc học tập ở lớp.”


Giáo viên có thể giúp học sinh thấy đam mê của mình hoàn toàn hợp lý, có thể là chơi game, cộng đồng người hâm mộ hay cái gì đó khác. Nếu sự hăng hái của họ liên quan đến việc thể hiện tri thức và chia sẻ (nói, viết, trình diễn hay chế tạo gì đó), tất cả đều tốt. Khi có tính xác thực, học sinh sẽ chờ đón người kết nối, Ito nói, trẻ em giao du và học hỏi từ bạn bè bao nhiêu cũng không đủ. Khi một người – giáo viên, gia sư hay cha mẹ - cùng chia sẻ sở thích đó và có thể thể hiện rằng những kỹ năng trẻ em đang học là phù hợp với thế giới người lớn, thì đã giúp hình thành kỹ năng trong sâu thẳm mỗi trẻ em.


7.      Bắt đầu đối thoại
Tìm kiếm công nghệ hỗ trợ cho tương tác xã hội, theo Lori Takeuchi – phó giám đốc và là nhà nghiên cứu của Trung tâm Joan Ganz Cooney. “Những kiểu đối thoại nào  có thể được truyền cảm hứng từ công nghệ?”. Hãy xem xét về việc “học hỏi quanh công nghệ” và cũng không bao giờ có giải pháp công nghệ nào hoàn hảo.

Takeuchi hỗ trợ chương trình khảo sát 694 giáo viên khối 8 ngẫu nhiên để xem cách họ sử dụng các trò chơi video ở lớp học. Điều giáo viên phàn nàn nhiều nhất là gì? Quá khó để tìm “trò chơi phù hợp” cho học sinh. Sự thật là không thể dễ được. Phần lớn giáo viên dựa vào từ ngôn ngữ giao tiếp và kinh nghiệm cá nhân. Trong kết quả khảo sát, 48% đề xuất trò chơi là từ giáo viên khác, 41% là từ kinh nghiệm cá nhân, và 31% từ học sinh.


8.      Khuyến khích tính mở và làm cho hiệu quả đạt được tốt hơn
Đã có một hoạt động trực tuyến cho giáo viên chia sẻ nội dung, giáo án và các thông tin chuyên môn. Được gọi là tài nguyên giáo dục mở (OER), các tài liệu trực tuyến này là miễn phí và mở. Với Elizabeth Murray, OER có thể là tài nguyên mạnh mẽ để công nghệ giáo dục thể hiện năng lực của nó – mở rộng và đào sâu các bài học và việc học tập.


Murry là người sáng lập của MIT’s BLOSSOMS (Blended Learning Open Source Science or Math Studies – Mã nguồn mở khoa học hoặc toán học cho học tập tích hợp) và đồng chủ tịch của LINC (Learning International Networks Consortium - Cộng đồng học trực tuyến quốc tế). Cả hai tổ chức hoạt động ở lĩnh vực công nghệ từ xa và công nghệ e-learning, xây dựng các bài học tương tác, mang lại những tài nguyên giáo dục có giá trị. Điều này có vẻ quen thuộc, nhưng cách thức tiếp cận, qua thập kỷ vừa rồi, lại rất khác. Với BLOSSOMS, “Chúng tôi muốn khái niệm khó cho giáo viên dạy và khó cả cho học sinh học,” Murray nói. Chẳng hạn, bản chất vật lý của hiện tượng Muỗi có thể bay trong mưa. Chúng tôi thấy là giáo viên xem các bài học của BLOSSSOMS’ như là tài nguyên nội dung đồng thời là cách phát triển chuyên môn. Họ học cách dạy nhờ phối hợp với giáo viên khác, sau đó bổ sung hay chia sẻ bài học.” Các tài nguyên khuyến khích sự phát triển chuyên môn – thường rất thiếu ở các trường – có thể giúp giáo viên sử dụng công nghệ giáo dục mang lại sức mạnh và gây cảm hứng cho việc dạy học của họ.

Green Academy Support